Các tình huống không đạt quy chuẩn trong xử lý nước thải
Phương thức giải quyết tác động đến cơ sở hoạt động sản xuất sẽ tùy thuộc vào vị trí, nhóm ngành hoạt động. Mục đích cuối cùng của bạn là để nước thải đủ điều kiện được xả ra môi trường.
1. Nước thải có mức nhu cầu ô xy sinh hóa BOD cao (BOD5 cao)
Vấn đề
Các quy định thường giới hạn mức nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) trong nước thải từ nhà máy. Như đã đề cập trong bài trước, BOD liên quan đến lượng oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn.
Khi giá trị BOD được nâng lên, điều này có thể làm cạn kiệt lượng oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh khác. Dẫn đến tảo bùng phát, cá chết và các thay đổi có hại cho hệ sinh thái thủy sinh nơi xả nước thải. Vì lý do này, nhiều quy định về nước thải đặt ra những hạn chế mức BOD, đảm bảo hệ sinh thái thủy sinh được giữ gìn và không bị ảnh hưởng.
Giải pháp khả thi
Khi các chất hữu cơ hòa tan được tiêu hủy bởi vi sinh vật, chúng được chuyển thành carbon dioxide và vi chất sinh học. Hai thành phần này đều có thể lắng đọng trong nước thải. Do vậy các vi sinh vật làm giảm hàm lượng hữu cơ trong nước thải và cải thiện mức BOD.
Quy trình xử lý gọi là quá trình oxy hóa sinh học. Là một phương pháp phổ biến để kiểm soát BOD. Cơ chế của quá trình này tạo sự cân bằng của các thành phần hữu cơ trong nước. Phương pháp sục khí có thể áp dụng. Khi đó không khí được đưa vào nước thải để tăng tốc độ oxy hóa sinh học, làm tăng lượng chất rắn lắng đọng trong nước. Sau đó có thể được loại bỏ khỏi nước thải bằng quá trình lắng lọc.
2. Nước thải chứa quá nhiều chất rắn lơ lửng và hòa tan(chỉ số TSS, TDS vượt)
Vấn đề
Nhiều quy định về nước thải yêu cầu phải đạt chỉ số TSS khi xả thải. TSS là mức độ tổng chất rắn lơ lửng hoặc tổng chất rắn hòa tan được phép có trong nước khi xả thải.
TSS hay chất rắn hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong nước có thể gây hại cho thủy sinh, khi các chất này có nồng độ cao trong nước thải. TSS có thể làm giảm lượng oxy trong môi trường thủy sinh và giết chết các loại côn trùng. Các chất này có thể hình thành mảng bám và gây nhiễm bẩn đường ống và máy móc.
TDS hay tổng lượng chất rằn hòa tan là bất kỳ anion, cation, kim loại, khoáng chất, hoặc muối được tìm thấy trong nước thải. Các chất này có thể gây ra các vấn đề với thủy sinh vật, thủy lợi và cây trồng, và cũng có thể thấm vào nước ngầm. TDS có thể được đưa vào nước thải từ bất kỳ ngành công nghiệp nào.
Giải pháp khả thi
Phương thức xử lý TSS và TDS sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào 2 yếu tố. Đó là hàm lượng TSS và TDS trong nước thải từ nhà máy và các quy định nước thải tại địa phương. Nói chung, các phương pháp sau đây là một số phương pháp xử lý hữu hiệu để giảm TSS:
- Đông kết
- Keo tụ
- Trầm lắng
- Lọc cát hoặc carbon
Giảm TDS cần biện pháp thực hiện phức tạp hơn. Nếu các chất gây ô nhiễm gốc kim loại như canxi, magiê hoặc sắt, thì có thể được thêm vào hóa chất xử lý, để làm giảm các tạp chất này. Nếu tạp chất là natri, clorua hoặc các ion có tính hòa tan cao khác, cần áp dụng biện pháp khử khoáng hoặc bay hơi, hoặc kết hợp cả hai.
3. Lượng nitrat và photphat trong nước thải tăng
Vấn đề
Nếu một lượng lớn nitrat hoặc phốt phát không được loại bỏ khỏi nước thải thì sẽ thế nào? Các chất dinh dưỡng này được thải ra môi trường, chúng có thể làm tăng BOD và dẫn đến sự sinh sôi của cỏ dại, tảo và thực vật phù du. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phú dưỡng, hoặc giảm ô xy trong nước, giết chết các sinh vật. Và có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu oxy hoặc khu vực môi trường không có sinh vật sống.
Các chất nitrat hoặc phốt phát này xâm nhập vào dòng nước thải theo nhiều cách khác nhau. Nó có nguồn gốc từ chất thải của con người và thực phẩm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu. Vì những lý do này, hạn chế về các tạp chất ô nhiễm này trong nước thường được thực thi nghiêm ngặt.
Giải pháp khả thi
Các giải pháp có thể áp dụng khi lượng nitrat và photphat trong nước quá cao:
- Loại bỏ nitrat: Nitrat có thể được loại bỏ bằng một số phương pháp, bao gồm: trao đổi ion, thẩm thấu ngược, hoặc xử lý sinh học thông thường và khử nitơ. Phương thức xử lý thường là sự kết hợp của nhiều công nghệ. Vì vậy để có giải pháp tốt nhất, hãy đảm bảo được sự tham vấn từ chuyên gia hoặc công ty xử lý nước thải chuyên nghiệp.
- Loại bỏ photphat: Một cách hiệu quả để loại bỏ photphat trong nước thải thường là đông tụ hoặc kết tủa hóa học, tùy thuộc vào loại photphat hiện diện. Còn có một số phương pháp sinh học để xử lý photphat. Chẳng hạn như sử dụng bồn phản ứng kỵ khí (chuyển hóa chất hữu cơ thành mêtan và carbon dioxide) và bể sục khí (bơm oxy vào nước tạo điều kiện hình thành lớp keo tụ sinh học.
4. Nước thải chứa dầu và mỡ
Vấn đề
Dầu mỡ có tính “kỵ nước”. Có nghĩa là nó có khuynh hướng đẩy lùi nước và bám vào các bề mặt không có nước. Lượng dầu và mỡ trong nước thải cao có thể làm tắc nghẽn ống cống. Và việc thoát nước ngoài gây hại cho sức khỏe con người, và giết chết thủy sinh tùy theo nồng độ và loại dầu/mỡ.
Các tạp chất ô nhiễm này thường phát sinh từ sản phẩm phụ của quá trình sản xuất thực phẩm. Các chất này được quy định nghiêm ngặt khi được thải ra trong nước thải.
Giải pháp khả thi
Một số nhà máy có lượng dầu và mỡ lớn trong nước thải sẽ sử dụng tuyển nổi không khí hòa tan (DAF). Thiết bị này loại bỏ dầu bằng cách hòa tan không khí bơm áp lực vào dòng nước. Khi các bong bóng nổi lên bề mặt, chúng kéo theo dầu và mỡ lên trên. Từ đó dầu và mỡ được tách ra khỏi bề mặt.
Một phương pháp khác để loại bỏ thành công dầu mỡ có thể bao gồm một số loại lọc, chẳng hạn như lọc tinh hoặc than hoạt tính.
5. Thể tích nước thải ra đang vượt quá định mức
Vấn đề
Khu vực xả thải có yêu cầu phí đấu nối để xả nước thải đã xử lý không? Nhiều trường hợp lệ phí này được dựa trên khối lượng nước mà nhà máy yêu cầu thải ra. Và chi phí thay đổi dựa trên việc xả thải ra trạm xử lý nước công hay ra môi trường.
Quy định thường nghiêm ngặt và ngày càng trở nên thắt chặt hơn. Vì một số trạm xử lý có thể không có khả năng chứa một lượng lớn nước thải.
Giải pháp khả thi
Để tuân thủ các quy định của địa phương và tránh các khoản phí đắt đỏ, các biện pháp để giảm lượng nước thải ra có thể bao gồm xử lý nước thải để tái sử dụng. Hoặc thậm chí sử dụng quy trình xử lý không xả thải.
Khi được thực hiện hiệu quả, điều này có thể giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong quá trình xử lý chất thải. Cũng như tiết kiệm lượng nước cần dùng trong hoạt động sản xuất.
Thẩm thấu ngược, lọc nano, siêu lọc và các công nghệ khác (chẳng hạn như trao đổi ion) có thể giúp xử lý nước thải để tái sử dụng. Yêu cầu xử lý nước có thể khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm quy trình hoạt động của nhà máy và chất lượng nước cần thiết.
6. Không cập nhật các quy định chỉ tiêu nước thải đầu ra theo ngành
Vấn đề
Các quy định về nước thải thay đổi liên tục. Và điều quan trọng là phải theo kịp với những thay đổi này. Các quy định này còn thay đổi theo nhóm ngành công nghiệp và vị trí nhà máy tọa lạc.
Giải pháp khả thi
Điều hiển nhiên là bạn cần phải tìm đến cơ quan quản lý tại địa phương. Tại đây, các chuyên viên sẽ cung cấp những thông tin cập nhật được áp dụng cho nhà máy. Các chuyên gia trong ngành xử lý nước thải sẽ đem đến các thông tin thay đổi kịp thời, giúp đưa ra các giải pháp và điều chỉnh phù hợp.
Tóm lại, những nước đi nhỏ có thể mang lại lợi ích lớn trong việc giúp cho doanh nghiệp tránh được các khoản phí, cũng như bị thu hồi giấy phép xả thải.
Kết Luận
Việc đáp ứng các quy định về xả thải là ưu tiên hàng đầu. Nếu nhà máy của bạn nằm trong khu công nghiệp thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của ban quản lý của khu công nghiệp. Nếu là xả nước thải vào cống chung hay ra xả ra môi trường thì phải đạt theo yêu cầu của luật môi trường.
Hiện nay các dạng nước thải đều đã có công nghệ xử lý. Việc của bạn là áp dụng một công nghệ xử lý nước thải thích hợp, để giúp nhà máy của bạn cách đáp ứng các quy định xả thải.
Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải để giải quyết các vấn đề ô nhiễm của nước thải, bạn nên lưu ý 2 điều. Bên cạnh yếu tố chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải ban đầu, bạn nên xem xét chi phí vận hành sau này. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài.